CUNG CẤP THIẾT BỊ ĐÈN UV KHỬ TRÙNG, DIỆT KHUẨN
CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM
MỘT SỐ CÁCH LẮP ĐẶT
Lắp đặt trên tường của phòng
Vị trí lắp đèn UV trên tường của phòng thí nghiệm cũng giống như đèn tuýp chiếu sáng thông thường.
Tuy nhiên lưu ý:
-
Nếu bóng đèn hở hoàn toàn thì chỉ được bật sáng khi không có người trong phòng để tránh gây hại cho mắt và da.
-
Nếu bóng đèn có tấm chắn phía dưới và tia UV hắt lên trần thì có thể bật sáng bất cứ lúc nào, dù có người hay không có người trong phòng.
Lắp đặt trên trần của phòng
Trong trường hợp phòng quá rộng thì việc lắp đèn UV trên tường là không đủ và diệt khuẩn không đều, do đó phải lắp trên trần.
Tuy nhiên cũng với lưu ý:
-
Nếu bóng đèn hở hoàn toàn thì chỉ được bật sáng khi không có người trong phòng để tránh gây hại cho mắt và da.
-
Nếu bóng đèn có tấm chắn phía dưới và tia UV hắt lên trần thì có thể bật sáng bất cứ lúc nào, dù có người hay không có người trong phòng.
Lắp đặt cùng với hệ thống AHU & HVAC
Bộ lọc của hệ thống AHU và HVAC cấp gió tươi vào phòng thí nghiệm thường chỉ để lọc bụi, các hạt lơ lửng vô cơ, còn để lọc vi sinh (nấm, mốc, vi khuẩn, bào tử, virus...) thì phải lắp đèn UV diệt khuẩn.
Cụm đèn UV này được lắp trên đường ống phân phối chính của hệ thống AHU & HVAC hoặc cũng có thể chia thành nhiều cụm và lắp trên các đường ống nhánh, tùy thuộc vào sự thuận lợi cho quá trình lắp đặt, kiểm tra, bảo trì & sửa chữa hay thay thế.
Số lượng bóng đèn được tính toán dựa theo lưu lượng gió đi qua (m3/h), đảm bảo hiệu quả diệt khuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm.
Lắp đặt cùng với quạt tạo khí đối lưu trong phòng
Để gia tăng hiệu quả diệt khuẩn trong phòng thí nghiệm, đèn UV còn được lắp cùng với quạt tạo gió đối lưu trong nội bộ phòng, vừa tạo cảm giác thông thoáng, vừa tiêu diệt nốt các vi khuẩn còn sót trong phòng.
Đây là loại lắp kín và như vậy đèn UV có thể bật lên bất cứ lúc nào, dù có người hay không có người làm việc trong phòng.
Số lượng bóng đèn được tính toán dựa trên lưu lượng gió của quạt đối lưu (thường là m3/h).
Số lượng thiết bị UV trong ống gió như thế này được tính toán dựa trên thể tích của phòng, cũng như thời gian của chu kỳ tuần hoàn không khí trong nội bộ phòng.
Lắp đặt dạng trụ đèn di động
Dạng này thường được áp dụng cho những chỗ khuất nẻo, ngóc ngách hoặc những chỗ cần tăng cường mức độ diệt khuẩn trong một thời gian nhất định nào đó.
Ưu điểm của nó là tính linh động cao, đáp ứng yêu cầu diệt khuẩn tại những chỗ khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau.
Dây điện nguồn thường phải dài vì không phải chỗ nào cũng có ổ cắm điện ngay tại đó hoặc gần đó. Ngoài ra phải có bộ điều khiển bật tắt từ xa để tránh ảnh hưởng tới mắt người thao tác.
Ngoài ra cũng cần phải chú trọng khi di chuyển để tránh va đập hay rơi vỡ gây hư hỏng bóng đèn.